Toplist Ninh Hiệp: Tìm kiếm Đối tác, Cửa hàng, Nguồn hàng
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Các lỗi thường gặp trên vải thun và cách khắc phục

Các lỗi thường gặp trên vải thun và cách khắc phục

  • 05/03/2024
  • 107
  • 1
  • 0

Tìm hiểu các lỗi thường gặp trên vải thun và cách khắc phục sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chọn lựa, sử dụng và bảo quản vải. Toplist Ninh Hiệp tổng hợp một số vấn đề thường gặp trên vải thun để bạn tham khảo.

Xem thêm: Các lỗi vải nhung thường gặp

Lỗi trên vải thun có đáng ngại?

Mỗi loại vải khác nhau về chất liệu và cách dệt sẽ có những lỗi riêng. Với các loại vải thun, hầu hết lỗi xảy ra do sự xuất hiện của thành phần sợi lõi spandex (Elastane) trong sợi vải. Lõi spandex có tính đàn hồi sẽ được phủ/bọc theo các cách khác nhau bởi chất liệu sợi khác. Tùy từng loại sợi mà các lớp phủ có thể là sợi đơn/đa. 

Nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến cho phần lõi sợi bị lộ/đứt/giãn không phục hồi,... Điều này dẫn đến các lỗi hiển thị trên bề mặt vải thun khác nhau. Xét về tính chất, một số có thể là lỗi nhỏ, dễ bỏ qua.

Một số là lỗi phổ biến hàng loạt. Biểu hiện trên bề mặt sản phẩm vải/may mặc là sự khác biệt về màu sắc, các đốm màu,... Lúc này thật khó chấp nhận!

Lỗi có thể gây ra vấn đề về thẩm mỹ, hiệu suất vải, độ bền, cảm giác vải,... Cuối cùng lỗi trên vải thun ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành vải/sản phẩm may mặc.

Ở góc độ vĩ mô, nó ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng, đơn hàng và uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh vải/thời trang.

Người tiêu dùng chắc chắn cũng bị thiệt hại hoặc phiền toái với sản phẩm vải thun bị lỗi, kém chất lượng.

Lỗi trên bề mặt vải thun: Lỏng sợi lõi

Lỏng sợi lõi là một trong các vấn đến phổ biến với vải thun sau khi giặt khô. Thể hiện ra bên ngoài là việc xuất hiện các vòng chỉ/sợi trắng.

các lỗi trên vải thun

Độ lỏng có thể là nhẹ hơi nhô lên bề mặt vải hoặc lỏng nhiều tạo nên bề mặt xù xì. Nhìn xa như thấy các sợi tơ trên mặt vải.

các lỗi trên vải thun

Sợi lỗi spandex/elastane có thể bị xù lên chưa đứt. 

Hậu quả:

  • Nếu sợi lõi lỏng, nó làm giảm độ đàn hồi của vải/sản phẩm may mặc.
  • Nếu nó bị đứt hẳn, độ đàn hồi vải bị giảm nghiêm trọng.

Vải thun bị mất độ đàn hồi

Thật tệ hại khi vải thun lại không còn tính đàn hồi như vốn có của nó. Nó có thể bị mất một phần đàn hồi hoặc thậm chí là mất độ đàn hồi hoàn toàn trong quá trình giặt.

sự đứt gãy sợi vải thun

Nguyên nhân: Có thể do chất clo được sử dụng trong quá trình giặt (tẩy) hoặc việc xử lý hoàn thiện vải. Các yếu tố này có thể gây ra hiện tượng đứt gãy sợi lõi spandex/elastane.

Hậu quả: Mất đi cảm giác vải thun. Vải bị nhão. Form dáng áo/quần bị ảnh hưởng. Không còn độ ôm/bó khi mặc.

Lỗi kích thước vải thun: vải bị co lại sau giặt

Cùng với tình trạng sợi lỗi bị lỏng/nhão, tình trạng co ở vải thun cũng xảy ra phổ biến. Trên thực tế sự co của vải thun không phải là lỗi hoàn toàn ở thành phần spandex.

Bông, len, lụa tơ tằm, lụa nhân tạo đều có thể co lại ở những tỉ lệ khác nhau sau giặt. 

Sợi bông có cấu trúc xốp dễ co. Tương tự với len. Lụa mỏng manh và dễ co rút. Sợi tơ nhân tạo viscose cũng vậy.

Khi spandex được kết hợp với sợi phủ của các thành phần sợi khác, nó sẽ co rút nếu gặp nhiệt độ cao hoặc ma sát. 

Mặc khác quá trình sản xuất vải (dệt/nhuộm), lực căng của sợi dệt tác động. Sau khi giặt vải, lực căng được giải phóng làm cho vải bị co lại. 
Nhìn chung loại sợi, cấu trúc của vật liệu cũng dệt vải và công nghệ xử lý vải,... đều sẽ ảnh hưởng đến độ co rút của vải.

Hậu quả:

Co trên bề mặt vải thun gây ra cái nhìn cực kỳ kém thẩm mỹ. Vải bị nhăn, nhăn nhúm. Khi là/ủi cũng khó hoặc không khắc phục được tình trạng này.

Một số mẹo làm giảm độ co rút của vải có thể được áp dụng. Nhưng trên hết chất lượng của vải sẽ là bước đảm bảo đầu tiên.

Lỗi khả năng phục hồi đàn hồi

Điều này xảy ra với quần áo đã mặc và sau giặt. Bạn sẽ thấy những vùng bị căng như đầu gối, khuỷu tay,... Chúng có thể bị phồng, nhăn, có nếp hoặc bị lỏng lẻo hơn hẳn. 

Lỗi do các nếp gấp trên vải thun

Nguyên nhân: Do khả năng phục hồi, đàn hồi thấp của vải. Tỉ lệ phục hồi chỉ đạt tối đa khoảng 95% mà không phải 100%.

Điều này cũng do chất liệu sợi đàn hồi được sử dụng không đảm bảo chất lượng. Từ đó khiến cho độ giãn và co lại kém đi. Không có khả năng phục hồi đàn hồi gần 100%.

Lỗi màu sắc: Vết ố xuất hiện trên vải thun 

Vết ố xuất hiện trên quần áo là hiện tượng thường thấy. Tuy nhiên với vải thun có sợi spandex/elastane, vết ố xuất hiện phổ biến hơn. Các vết ố biểu hiện trên bề mặt là vết nhỏ có màu sắc khác nhau (từ xanh, vàng, hồng,...).

Nguyên nhân: Vết ố hình thành sau khi vải được giặt bằng chất tẩy quang học. Sở dĩ vải sợi eslastane hấp thụ màu của quang học do có chứa hàm lượng dầu silicon cao. 

Hậu quả: Vải bị biến màu một phần, trông xấu và thậm chí phải loại bỏ. Nếu đặt vải thun bị ố lên bề mặt vải khác, màu thuốc nhuộm có thể bị ảnh hưởng sang. Lý do vì dầu silicon hoạt động giống như chất dẫn thuốc nhuộm.

Lỗi màu sắc: Màu không đồng nhất

Màu không đồng nhất thể hiện trên bề mặt vải là sự phân bố màu không đồng đều. Nó khác với vết ố.



Nguyên nhân: Do sợi spandex/elastane chứa một tỷ lệ dầu silicon. Việc không được loại bỏ chất này trên vải trước đó có thể ngăn cản sự hấp thu và phân bố màu trong quá trình nhuộm vải. Màu vải trở nên thiếu đồng nhất.
Khắc phục: Cần giặt vải trước khi nhuộm.

Lỗi khi may vải thun

Nó được mô tả là sự xuất hiện các nếp nhăn, nếp gấp, đặc biệt là vị trí gần các đường may. Thường gặp nhất là đường may dọc theo sợi ngang và vùng đáy quần.

Nguyên nhân: Sợi lõi spandex ngang bị trượt ra khỏi đường may trong khi phần sợi phủ thì nằm trong đường may.

Điều này làm cho sợi vải đơn/đa bị lệch giữa phần vỏ/phủ và lõi co giãn.

Hậu quả: Lỗi thể hiện ra bên ngoài bề mặt vải là vải bị nhăn nhúm lại. Đây đồng thời là một trong các lỗi đường may hoặc lỗi trên sản phẩm may mặc.

Trên đây là danh sách các lỗi thường gặp trên vải thun và cách khắc phục. Cẩn trọng trong mọi quá trình lựa chọn mua vải chất lượng, sản phẩm may mặc từ nhà cung cấp uy tín.

Xem thêm: Danh sách các lỗi vải denim thường gặp

Chia sẻ

Location for : Listing Title