Toplist Ninh Hiệp: Tìm kiếm Đối tác, Cửa hàng, Nguồn hàng
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Vải co giãn là gì? Kinh nghiệm chọn vải co giãn

Vải co giãn là gì? Kinh nghiệm chọn vải co giãn

  • 12/08/2023
  • 335
  • 1
  • 0

Nói đến vải thun, vải spandex hay vải co giãn thì không còn quá xa lạ. Nhưng chính xác thì trong kinh nghiệm chọn vải co giãn, tỉ lệ bao nhiêu spandex là tốt? Tỉ lệ co giãn vải nên là bao nhiêu?

Có phải tỉ lệ spandex càng cao thì càng tốt? Cách đo tỉ lệ co giãn của vải? Thêm nhiều điều thú vị nữa xung quanh vải co giãn chứa spandex được Toplist Ninh Hiệp giới thiệu dưới đây.

Xem thêm: Tổng hợp 100+ các dạng lỗi vải thường gặp

Vải co giãn là gì?

Vải co giãn tiếng Anh là Stretch fabric (vải co giãn nói chung) hoặc Spandex fabric (vải có chứa sợi spandex, vải thun co giãn). Lý do có thể dùng chung 2 từ này vì hiện nay sợi spandex là chất liệu chính được sử dụng tạo nên độ co giãn cho vải.

Ngoài spandex thì còn có một vài chất liệu khác tạo nên vải co giãn. Bên cạnh đó, một số kiểu dệt ở vải dệt kim ngang cũng có thể làm vải có tính co giãn đáng kể.

Spandex là một loại sợi tổng hợp nhân tạo có thể kéo dài gấp nhiều lần và vẫn trở lại hình dạng cũ khi hết lực kéo. Ra đời từ những năm 50 của thế kỷ XX, spandex có thể được sử dụng để sản xuất quần áo, được thêm (lượng nhỏ) cùng sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp để dệt vải.
 

vải co giãn


Trong tiếng Việt, vải co giãn thường được dùng với từ quen thuộc hơn là vải thun. Toplist Ninh Hiệp đã có bài viết riêng về Vải thun là gì, các loại vải thun, bạn có thể đọc tham khảo. Ở bài này sẽ đi sâu về thông tin liên quan đến tính chất co giãn của vải.

Điều quan trọng nhất khi nói đến tính co giãn của vải chính là nó có khả năng kéo dãn và phục hồi như cũ. Nếu nó chỉ giãn ra mà không co lại như ban đầu, thì có nghĩa là vải bị nhão, chảy xệ và bị mất form dáng.

Vải co giãn có tốt hơn vải không co giãn?

Để trả lời câu hỏi này, bạn chỉ cần hình dung về vải không co giãn. Vải cotton, polyester, len, lanh, lụa, hay bất kỳ sợi dệt nào nguyên chất hoặc pha trộn lẫn nhau đều sẽ không co giãn. Trừ khi nó được kết hợp với chất liệu sợi co giãn.

Tất nhiên tùy vào cách dệt (thường là dệt kim) vải có thể giãn ra một chút. Nhưng vải không co giãn sẽ không đàn hồi để trở lại trạng thái ban đầu. Điều này có nghĩa là nếu bị kéo căng quá mức giới hạn, các lỗi vải sẽ xuất hiện.

Nó bao gồm các lỗi vải như sợi vải bị giãn, bị đứt gãy, kết cấu sợi vải trên bề mặt vị lỏng lẻo, vải bị rộng ra, chảy xệ,... Nhưng nếu có tỉ lệ (dù nhỏ) spandex, điều này có thể được khắc phục.

Đó chính là lý do vì sao vải co giãn lại được ưa thích đến vậy.

Tỷ lệ spandex cao hơn có nghĩa là vải sẽ không bị chảy xệ hoặc mất hình dạng khi chúng giãn ra theo 2 hoặc 4 hướng khác nhau, sau đó phục hồi rất tốt về kích thước ban đầu.

Thông thường, các loại vải không co giãn không có loại phục hồi đàn hồi này. Chúng có thể bị gãy nếu bị kéo căng quá giới hạn.

Và ngay cả khi chúng giãn ra, chúng sẽ không trở lại kích thước cũ một khi độ giãn được nới lỏng, dẫn đến tình trạng rộng thùng thình và chảy xệ kém hấp dẫn.

Bao nhiêu % spandex là tốt nhất cho vải co giãn?

Thông thường, trên nhãn vải spandex sẽ chứa tỉ lệ các thành phần vải, trong đó có spandex. Ngoài các thông số khác của vải thì tỉ lệ vải là con số có ý nghĩa rất quan trọng.

Spandex từ 1-3%

Nhìn chung lượng spandex trong vải là rất nhỏ, thướng dưới 10%. Tuy nhiên chỉ từ  1 – 2% thì vải đã được dán nhãn là vải co giãn.

Loại này có thể co giãn và phục hồi khá tốt nhưng nó có thể bị bai hay chảy xệ nếu bảo quản, giặt phơi không đúng cách hoặc sau một thời gian dài sử dụng.

Thường thì một số loại vải may áo sơ mi nam vải co giãn có tỉ lệ co giãn dưới 3%. Ví dụ như vải poplin co giãn thường có tỉ lệ spandex trong thành phần vải là 3%.

Spandex từ 4%

Loại này được đánh giá là tỷ lệ spandex tương đối cao Hiệu suất của vải cũng được cải thiện, bền hơn và lâu bị nhão hơn.

5% spandex

Loại vải có tỉ lệ này được xem là co giãn vừa phải và đây cũng là tỉ lệ phổ biến được áp dụng.

Spandex từ trên 10%

Được gọi là vải siêu co giãn. Có loại có thể lên đến 20%. Loại này dành cho hàng dệt may chuyên dụng cần đến độ co giãn lớn, chịu lực cao. 

Vải spandex 100%

Trên thực tế hầu như spandex không được sản xuất dưới dạng nguyên chất 100% giống như cotton hay polyester. Vì độ co giãn quá lớn khiến cho vải sẽ thít chặt cơ thể lại và trở nên khó chịu. 

Làm thế nào để tìm tỷ lệ co giãn của vải?

Thông thường, tỉ lệ thành phần vải sẽ được liệt kê trên nhãn nhưng tỉ lệ kéo giãn thì không.

Ví dụ nếu  nhãn ghi: Vải thun 50% cotton, 47% polyester, 3% spandex, thì 3% là tỉ lệ chất sợi spandex, không phải là tỷ lệ co giãn. Nhưng cũng khá đơn giản để tìm ra nó.
 

 tìm tỷ lệ co giãn của vải spandex


Cách đơn giản nhất để biết tỉ lệ co giãn là sử dụng miếng vải mẫu cắt vuông vắn, sau đó gấp đôi lại và đo theo mép gấp. Dùng thước đánh dấu vị trí ban đầu, vị trí kéo dãn tối đa.

Ví dụ 1:

  • Vải mẫu có chiều dài ban đầu 10cm, kéo giãn tối đa đo được 15cm.
  • Tìm khoảng chiều dài giãn thêm so với ban đầu: 15 - 10 = 5cm.
  • Tính % chiều dài giãn ra so với ban đầu. 5 /10 x 100% = 50%

Ví dụ 2:

Trong trường hợp vải chỉ kéo dãn so với ban đầu 2,5cm thì tỉ lệ co giãn là: 2,5 / 10 x 100% = 25%

Kết luận:
Cách này áp dụng cho cả vải co giãn chiều dọc hay chiều ngang.
Nếu co giãn chiều ngang là 50% thì chỉ ghi là co giãn 50%. Nếu co giãn cả chiều dọc thì ghi nhãn 50%/25%.

Kinh nghiệm chọn vải co giãn

Khi chọn vải may một số trang phục nhất định, tỉ lệ co giãn là khác nhau. Thường thì nhà sản xuất sẽ không ghi trên nhãn. Nhưng bạn cũng có thể tự đo theo cách ở trên và đối chiếu.

Tỉ lệ co giãn 25% được xem là co giãn tối thiểu. 50% là co giãn vừa phải. Và nếu là 75% thì là tỉ lệ co giãn cao.

Vải may đầm, váy áo, bộ đồ ngủ, quần short,... nếu là bằng cotton dệt kim Jersey chỉ cần co giãn khoảng 30% chiều ngang.

Váy, váy bút chì, legging, quần áo trẻ em, áo thun, bộ đồ ngủ bằng cotton spandex 4 chiều chỉ cần co giãn 60%/40%.

Đồ bơi, đồ thể thao chuyên dụng may với vải spandex co giãn 4 chiều, tỉ lệ co giãn cần 70%/40%.

Vải thun lông cừu may áo len, hoodies co giãn 2 chiều tỉ lệ cho giãn cần 10%.

Vải French Terry (vải thun da cá lớn) dùng may áo len, áo liền quần, váy co giãn 2 chiều thì tỉ lệ co giãn cần 55%.

Vải Ponte De Roma (vải tuyết mưa) dùng may váy, áo khoác, cardigans co giãn 2 chiều thì tỉ lệ co giãn nên là 55%.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vải co giãn, kinh nghiệm chọn vải co giãn và các thông tin có liên quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề câp đến chủ đề này trong các bài viết tiếp theo.

ĐỌC THÊM:  Chợ vải Ninh Hiệp ở đâu? Danh sách các khu bán vải ở chợ

Chia sẻ

Location for : Listing Title